Triển khai đề án ngoại ngữ bằng… liên kết?
Theo kế hoạch của Sở GD&ĐT Hà Nội, từ năm 2011 - 2012, Thủ đô triển khai dạy ngoại ngữ theo chương trình mới cho khoảng 20% số lượng học sinh lớp 3 và mở rộng dần quy mô để đạt khoảng 70% vào năm học 2015 - 2016. Mục tiêu đến năm học 2018 - 2019, tất cả học sinh lớp 3 của Hà Nội sẽ được học ngoại ngữ chương trình mới, nghĩa là chương trình bắt buộc với thời lượng 4 tiết/ tuần.
Trước đó, từ năm học 2010- 2011, Hà Nội đã có 8 trường tiểu học thực hiện thí điểm chương trình tiếng Anh 10 năm của Bộ GD&ĐT. Tuy chương trình chưa được ban hành chính thức nhưng nhiều địa phương đã sử dụng để mở rộng diện trường tổ chức dạy học chương trình tiếng Anh bắt buộc cho học sinh. Riêng Hà Nội, số lượng trường dạy học chương trình này gần như đứng nguyên tại chỗ so với năm đầu tiên thí điểm.
Nhưng trên thực tế, theo phản ánh của các phụ huynh, hầu hết các trường tiểu học hiện nay của Hà Nội đều đang tổ chức dạy học tiếng Anh với học sinh lớp 3 trở lên là 4 tiết/ tuần, nhưng với hình thức... liên kết và phụ huynh phải đóng tiền! Đơn vị được các trường liên kết rất đa dạng, theo đó giáo trình học rất phong phú và số tiền mà phụ huynh phải đóng góp cũng rất khác nhau. Chẳng hạn Trường Tiểu học Hoàng Liệt ở huyện Thanh Trì thì liên kết với một trung tâm bên ngoài học giáo trình Family&Friends với mức thu khoảng trên dưới 100.000 đồng/ tháng; còn Trường Tiểu học Lê Văn Tám ở quận Hai Bà Trưng thì liên kết với Trung tâm Language Link và thu 6 triệu đồng/ năm học (hầu hết những trường liên kết với Language Link đều thu mức này).
Có nhiều trường thì đưa ra nhiều lựa chọn hơn bằng cách cùng một lúc liên kết với hai trung tâm dạy ngoại ngữ khác nhau, một bên giá “bình dân”, một bên giá “cao cấp”. Chị H. một phụ huynh có con học lớp 1, Trường Tiểu học Ái Mộ, quận Long Biên cho biết, hồi đầu năm trường thông báo phụ huynh có thể đăng ký cho con học một trong hai chương trình tiếng Anh, một chương trình của DynEd và một của Language Link. Học phí chương trình DynEd khoảng gần 200.000 đồng/tháng, còn Language Link tính theo năm học - khoảng gần 6 triệu đồng/năm. Trường Tiểu học Đền Lừ ở quận Hoàng Mai, Trường Tiểu học Thanh Xuân Trung ở quận Thanh Xuân… cũng là những nơi dạy hai chương trình liên kết khác nhau.
Chia sẻ với chúng tôi, nhiều phụ huynh bày tỏ sự bất bình vì theo họ giáo dục tiểu học là cấp học miễn phí, việc các trường liên kết với đơn vị bên ngoài để “dạy thêm” tiếng Anh rồi thu tiền phụ huynh là điều lẽ ra không được phép.
Cái khó bó cái khôn?
Cũng như các quận nội thành Hà Nội, quận Cầu Giấy là nơi mà các trường tiểu học bung ra làm liên kết trong việc tổ chức dạy học tiếng Anh khá mạnh mẽ. Tuy nhiên, cho đến nay, cả quận vẫn chỉ có một cơ sở duy nhất là Trường Tiểu học Dịch Vọng B thực hiện thí điểm chương trình tiếng Anh 10 năm. Theo giải thích của ông Phạm Ngọc Anh, Trưởng phòng GD&ĐT Cầu Giấy thì nguyên nhân do vướng các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy học.
Còn theo ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội thì giải pháp liên kết với một số đơn vị được các cơ quan chức năng cho phép đào tạo tiếng Anh trong các trường tiểu học đã nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh một cách đáng kể. “Theo báo cáo của các trường và các đơn vị liên kết thì tỷ lệ học sinh khá giỏi trên 70%, học sinh chưa đạt yêu cầu rất thấp, chỉ 0,5 - 1%”, ông Tiến nói.
Một số cán bộ quản lý của Bộ GD&ĐT cũng cho rằng khó là khó chung, còn tháo gỡ như thế nào là tùy vào đánh giá của địa phương về sự cần thiết trong việc thúc đẩy Đề án Ngoại ngữ 2020. “Việc sửa đổi Thông tư 35 vẫn còn trong quá trình thảo luận giữa các bộ, ngành liên quan. Bộ GD&ĐT rất mong muốn được đảm bảo đủ giáo viên tiếng Anh để dạy 4 tiết/tuần với cấp tiểu học để đạt được mục tiêu đầu ra học sinh học xong tiểu học đạt năng lực tiếng Anh trình độ A1. Điều này có được thỏa mãn còn do nhận thức của các bộ, ngành khác về sự cần thiết của việc nâng cao năng lực Ngoại ngữ cho học sinh. Nhưng tôi biết hiện một số địa phương có điều kiện đã có kế hoạch nâng chỉ số định biên giáo viên tiểu học từ 1,5 lên 1,7 giáo viên/lớp. Hà Nội có làm được như các nơi đó hay không là tùy thuộc vào ý chí của lãnh đạo thành phố”, một cán bộ ở Vụ GD Tiểu học, Bộ GD&ĐT chia sẻ.
Bà Vũ Tú Anh, Phó Trưởng ban thường trực Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 cho biết Bộ GD&ĐT đã cố gắng làm tốt nhất trong việc thúc đẩy tiến độ thực hiện Đề án, vấn đề ở chỗ sự sẵn sàng vào cuộc của các địa phương như thế nào. Nhưng khi nhìn nhận việc thực hiện Đề án ngoại ngữ 2020, bà Vũ Tú Anh lại cho rằng Hà Nội (cùng với TPHCM) là những nơi triển khai cực kỳ tốt theo cách của riêng mình mà không cần đến kinh phí của Đề án! “Đó là những nơi có điều kiện tổ chức dạy học tốt và người muốn học tiếng Anh cũng nhiều hơn”, bà Vũ Tú Anh nói. Tuy nhiên, một lãnh đạo Bộ GD&ĐT khẳng định Bộ chưa bao giờ đánh giá cao hình thức liên kết tiếng Anh ở cấp tiểu học!
Nhưng trên thực tế, theo phản ánh của các phụ huynh, hầu hết các trường tiểu học hiện nay của Hà Nội đều đang tổ chức dạy học tiếng Anh với học sinh lớp 3 trở lên là 4 tiết/ tuần, nhưng với hình thức... liên kết và phụ huynh phải đóng tiền! Đơn vị được các trường liên kết rất đa dạng, theo đó giáo trình học rất phong phú và số tiền mà phụ huynh phải đóng góp cũng rất khác nhau. Chẳng hạn Trường Tiểu học Hoàng Liệt ở huyện Thanh Trì thì liên kết với một trung tâm bên ngoài học giáo trình Family&Friends với mức thu khoảng trên dưới 100.000 đồng/ tháng; còn Trường Tiểu học Lê Văn Tám ở quận Hai Bà Trưng thì liên kết với Trung tâm Language Link và thu 6 triệu đồng/ năm học (hầu hết những trường liên kết với Language Link đều thu mức này).
Có nhiều trường thì đưa ra nhiều lựa chọn hơn bằng cách cùng một lúc liên kết với hai trung tâm dạy ngoại ngữ khác nhau, một bên giá “bình dân”, một bên giá “cao cấp”. Chị H. một phụ huynh có con học lớp 1, Trường Tiểu học Ái Mộ, quận Long Biên cho biết, hồi đầu năm trường thông báo phụ huynh có thể đăng ký cho con học một trong hai chương trình tiếng Anh, một chương trình của DynEd và một của Language Link. Học phí chương trình DynEd khoảng gần 200.000 đồng/tháng, còn Language Link tính theo năm học - khoảng gần 6 triệu đồng/năm. Trường Tiểu học Đền Lừ ở quận Hoàng Mai, Trường Tiểu học Thanh Xuân Trung ở quận Thanh Xuân… cũng là những nơi dạy hai chương trình liên kết khác nhau.
Chia sẻ với chúng tôi, nhiều phụ huynh bày tỏ sự bất bình vì theo họ giáo dục tiểu học là cấp học miễn phí, việc các trường liên kết với đơn vị bên ngoài để “dạy thêm” tiếng Anh rồi thu tiền phụ huynh là điều lẽ ra không được phép.
Cái khó bó cái khôn?
Cũng như các quận nội thành Hà Nội, quận Cầu Giấy là nơi mà các trường tiểu học bung ra làm liên kết trong việc tổ chức dạy học tiếng Anh khá mạnh mẽ. Tuy nhiên, cho đến nay, cả quận vẫn chỉ có một cơ sở duy nhất là Trường Tiểu học Dịch Vọng B thực hiện thí điểm chương trình tiếng Anh 10 năm. Theo giải thích của ông Phạm Ngọc Anh, Trưởng phòng GD&ĐT Cầu Giấy thì nguyên nhân do vướng các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy học.
Còn theo ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội thì giải pháp liên kết với một số đơn vị được các cơ quan chức năng cho phép đào tạo tiếng Anh trong các trường tiểu học đã nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh một cách đáng kể. “Theo báo cáo của các trường và các đơn vị liên kết thì tỷ lệ học sinh khá giỏi trên 70%, học sinh chưa đạt yêu cầu rất thấp, chỉ 0,5 - 1%”, ông Tiến nói.
Một số cán bộ quản lý của Bộ GD&ĐT cũng cho rằng khó là khó chung, còn tháo gỡ như thế nào là tùy vào đánh giá của địa phương về sự cần thiết trong việc thúc đẩy Đề án Ngoại ngữ 2020. “Việc sửa đổi Thông tư 35 vẫn còn trong quá trình thảo luận giữa các bộ, ngành liên quan. Bộ GD&ĐT rất mong muốn được đảm bảo đủ giáo viên tiếng Anh để dạy 4 tiết/tuần với cấp tiểu học để đạt được mục tiêu đầu ra học sinh học xong tiểu học đạt năng lực tiếng Anh trình độ A1. Điều này có được thỏa mãn còn do nhận thức của các bộ, ngành khác về sự cần thiết của việc nâng cao năng lực Ngoại ngữ cho học sinh. Nhưng tôi biết hiện một số địa phương có điều kiện đã có kế hoạch nâng chỉ số định biên giáo viên tiểu học từ 1,5 lên 1,7 giáo viên/lớp. Hà Nội có làm được như các nơi đó hay không là tùy thuộc vào ý chí của lãnh đạo thành phố”, một cán bộ ở Vụ GD Tiểu học, Bộ GD&ĐT chia sẻ.
Bà Vũ Tú Anh, Phó Trưởng ban thường trực Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 cho biết Bộ GD&ĐT đã cố gắng làm tốt nhất trong việc thúc đẩy tiến độ thực hiện Đề án, vấn đề ở chỗ sự sẵn sàng vào cuộc của các địa phương như thế nào. Nhưng khi nhìn nhận việc thực hiện Đề án ngoại ngữ 2020, bà Vũ Tú Anh lại cho rằng Hà Nội (cùng với TPHCM) là những nơi triển khai cực kỳ tốt theo cách của riêng mình mà không cần đến kinh phí của Đề án! “Đó là những nơi có điều kiện tổ chức dạy học tốt và người muốn học tiếng Anh cũng nhiều hơn”, bà Vũ Tú Anh nói. Tuy nhiên, một lãnh đạo Bộ GD&ĐT khẳng định Bộ chưa bao giờ đánh giá cao hình thức liên kết tiếng Anh ở cấp tiểu học!
Theo Qúy Hiên (Tiền Phong)
Đăng nhận xét