Phần nội dung về các tướng lĩnh khá sơ sài, vẫn theo kiểu kết cấu như Bách khoa toàn thư mở Wikipedia gồm giới thiệu sơ lược về thân thế, sự nghiệp…, không có những tư liệu mới, đặc biệt nên mất đi tính hấp dẫn. Phần viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp chiếm phần lớn nội dung cuốn sách nhưng sử dụng nhiều ảnh minh họa là ảnh trong lễ tang và ảnh lấy lại từ các trang báo mạng, không xa lạ gì với độc giả.
Thêm vào đó, đối với những nhân vật từ thời cổ đại đến trung đại phần lớn là ảnh minh họa. Đáng nói là những ảnh này có ảnh được lấy lại từ trên mạng, nhang nhác giống những hình ảnh vẫn thường thấy trong các game mô phỏng loại hình cổ trang, chiến thuật hoặc giống với tranh minh họa trong các bộ truyện tranh dành cho thiếu nhi như các bức minh họa cho năm nữ danh tướng của nhà Tây Sơn. Hay việc vẽ minh họa chân dung Lý Thường Kiệt có râu cũng đã khiến nhiều chuyên gia bất bình, bởi ông vốn là thái giám.
Về việc vẽ Lý Thường Kiệt có râu, ông Điệp giải thích trước khi vào cung cấm và trở thành thái giám theo luật tục, Lý Thường Kiệt vẫn có râu quai nón. “Vẽ như thế là đúng, không có gì sai” - ông Điệp khẳng định. Cũng theo ông Điệp, ảnh minh họa Bùi Thị Xuân do không có hình tượng để chụp lại, chỉ tưởng tượng ra nên có tính ước lệ.
Bình luận về việc này, ông Chu Văn Hòa, Cục trưởng Cục Xuất bản, cho hay việc sử dụng ảnh trên mạng cũng phải xin phép tác giả là người giữ bản quyền. Về những nội dung đang gây tranh cãi, ông Hòa cho biết sẽ xem xét lại cuốn sách trên. “Luật Xuất bản quy định phải có bản quyền trong các hợp đồng liên kết xuất bản, chứng minh được bản quyền một cách hợp pháp. Về nội dung hình ảnh minh họa có thể không đẹp nhưng nếu cố tình lấy hình ảnh bôi bác danh nhân thì không được” - ông Hòa cho biết.
Thêm vào đó, đối với những nhân vật từ thời cổ đại đến trung đại phần lớn là ảnh minh họa. Đáng nói là những ảnh này có ảnh được lấy lại từ trên mạng, nhang nhác giống những hình ảnh vẫn thường thấy trong các game mô phỏng loại hình cổ trang, chiến thuật hoặc giống với tranh minh họa trong các bộ truyện tranh dành cho thiếu nhi như các bức minh họa cho năm nữ danh tướng của nhà Tây Sơn. Hay việc vẽ minh họa chân dung Lý Thường Kiệt có râu cũng đã khiến nhiều chuyên gia bất bình, bởi ông vốn là thái giám.
Hình nữ danh tướng Bùi Thị Xuân và các nữ danh tướng thời Tây Sơn được sử dụng trong sách. Ảnh: V.THỊNH
Chúng tôi liên hệ với chủ biên cuốn sách là TS Nguyễn Hoàng Điệp về những thắc mắc kể trên, ông Điệp cho hay việc sử dụng những hình ảnh lấy từ các nguồn khác nhau, do không biết tên tác giả cụ thể nên cuốn sách đã ghi các nguồn tham khảo ở phía sau: “Nếu ai giữ bản quyền có thể liên hệ với chúng tôi để lấy nhuận bút” - ông Điệp nói.Về việc vẽ Lý Thường Kiệt có râu, ông Điệp giải thích trước khi vào cung cấm và trở thành thái giám theo luật tục, Lý Thường Kiệt vẫn có râu quai nón. “Vẽ như thế là đúng, không có gì sai” - ông Điệp khẳng định. Cũng theo ông Điệp, ảnh minh họa Bùi Thị Xuân do không có hình tượng để chụp lại, chỉ tưởng tượng ra nên có tính ước lệ.
Bình luận về việc này, ông Chu Văn Hòa, Cục trưởng Cục Xuất bản, cho hay việc sử dụng ảnh trên mạng cũng phải xin phép tác giả là người giữ bản quyền. Về những nội dung đang gây tranh cãi, ông Hòa cho biết sẽ xem xét lại cuốn sách trên. “Luật Xuất bản quy định phải có bản quyền trong các hợp đồng liên kết xuất bản, chứng minh được bản quyền một cách hợp pháp. Về nội dung hình ảnh minh họa có thể không đẹp nhưng nếu cố tình lấy hình ảnh bôi bác danh nhân thì không được” - ông Hòa cho biết.
Theo Việt Linh (Pháp luật TPHCM)
Đăng nhận xét