Sáng nay 8/12, phiên xét xử phúc thẩm Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) và đồng phạm kết thúc phần xét hỏi, bước qua phần tranh luận. Trước khi VKSND Tối cao phát biểu quan điểm, đưa ra mức án đề nghị, Nguyễn Đức Kiên giơ tay có ý kiến xin cung cấp thêm tài liệu, bằng chứng khác cho vụ án.
Khi toà yêu cầu nộp thì Nguyễn Đức Kiên cho biết không có trong tay song biết các tài liệu đang nằm ở đâu, đề nghị HĐXX yêu cầu lấy.
Cụ thể, Công ty Đầu tư Á Châu Công ty Đầu tư Á Châu nộp các văn bản sau: Giấy phép đăng ký kinh doanh của công ty cổ phần Thăng Long; giấy phép đăng ký kinh doanh của Công ty CP hàng hoá ga Sài Gòn. Công ty Thiên Nam nộp một số giấy phép kinh doanh mà công ty này mua cổ phần. Công ty CP Phố Nối nộp giấy phép đăng ký kinh doanh. Công ty ACBI-HN nộp 3 giấy phép: công ty đầu tư siêu thị Á Châu; công ty kinh doanh liên siêu thị Á Châu và hồ sơ chuyển nhượng vốn thời gian qua. Đề nghị Tập đoàn Hoà Phát nộp đăng ký kinh doanh của Tập đoàn Hoà Phát. "Đây là chứng minh tôi không kinh doanh trái phép" - Bầu Kiên nói.
Còn về kinh doanh vàng trái phép và trốn thuế, bị cáo Nguyễn Đức Kiên đề nghị luật sư chuyển 3 tài liệu: Công văn của TAND Tối cao gửi Toà phúc thẩm về một bản án tương tự; bản án giám đốc thẩm TAND Tối cao do ông Bùi Ngọc Hoà ký; sao 2 văn bản: chuẩn mực số 24, chuẩn mực số 29 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Những văn bản trên là bằng chứng, chứng cứ liên quan đến vụ án.
Liên quan đến tội cố ý làm trái, đề nghị Ngân hàng ACB cung cấp 5 tài liệu: Quy chế hoạt động của ACB đã được phê chuẩn; quy chế của hội đồng sáng lập; cái quan trọng nhất là bản chức năng nhiệm vụ quyền hạn của khối ngân quỹ và ban điều hành ngân quỹ.
Nguyễn Đức Kiên đề nghị Ngân hàng ACB nộp 3 nghị quyết của Hội đồng quản trị (HĐQT) không nằm trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc này để chứng minh ông Trần Xuân Giá đã làm rất đúng chức năng của mình. “Tôi biết nó nằm ở đâu vì tôi đọc rồi. Đó là toàn bộ các nghị quyết trong tháng 2 và tháng 3-2011. Cái này do thường trực HĐQT không nhớ, có khi ký mà không nhớ ký không” - Nguyễn Đức Kiên nói.
Về chứng cứ, liên quan đến bản giám định của Bộ Tài chính, gồm 2 nội dung: Giám định viên đã không phân bổ chi phí hoạt động của công ty liên quan đến hoạt động này theo nguyên tắc phân bổ doanh thu nên không chính xác; không viện dẫn đầy đủ văn bản năm 2009 nên ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả chính xác và khách quan. Về kết quả giám định này không được chính xác, khách quan. Đề nghị cung cấp bản dự thảo giám định - bản này cơ quan điều tra dùng làm đối chứng với tôi.
Để chứng minh phần trốn thuế, công ty B&B cung cấp báo cáo quyết toá quý 1 năm 2009; báo cáo tài chính tháng 1 năm 2009 để làm tài liệu chứng minh cho vụ án.
Nguyễn Đức Kiên cũng đề nghị: “Hôm trước tôi xin trình bày nội dung đơn kháng án. Đề nghị khẩn thiết HĐXX là đọc nguyên văn đơn kháng án tại toà. Xin phép được vài tiếng để trình bày”.
Tuy nhiên, yêu cầu này đã bị HĐXX bác bỏ với lý do đơn kháng án của bị cáo đã xem xét, nghiên cứu trong suốt quá trình. Về lý do kháng cáo, bị cáo đã trình bày ở phần trước khi vào xét hỏi. Bị cáo trích nội dung trong đơn để minh chứng cho mình trong quá trình xét xử”.
Toà sau đó bước vào phần tranh luận.
Về chứng cứ, liên quan đến bản giám định của Bộ Tài chính, gồm 2 nội dung: Giám định viên đã không phân bổ chi phí hoạt động của công ty liên quan đến hoạt động này theo nguyên tắc phân bổ doanh thu nên không chính xác; không viện dẫn đầy đủ văn bản năm 2009 nên ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả chính xác và khách quan. Về kết quả giám định này không được chính xác, khách quan. Đề nghị cung cấp bản dự thảo giám định - bản này cơ quan điều tra dùng làm đối chứng với tôi.
Để chứng minh phần trốn thuế, công ty B&B cung cấp báo cáo quyết toá quý 1 năm 2009; báo cáo tài chính tháng 1 năm 2009 để làm tài liệu chứng minh cho vụ án.
Nguyễn Đức Kiên cũng đề nghị: “Hôm trước tôi xin trình bày nội dung đơn kháng án. Đề nghị khẩn thiết HĐXX là đọc nguyên văn đơn kháng án tại toà. Xin phép được vài tiếng để trình bày”.
Tuy nhiên, yêu cầu này đã bị HĐXX bác bỏ với lý do đơn kháng án của bị cáo đã xem xét, nghiên cứu trong suốt quá trình. Về lý do kháng cáo, bị cáo đã trình bày ở phần trước khi vào xét hỏi. Bị cáo trích nội dung trong đơn để minh chứng cho mình trong quá trình xét xử”.
Toà sau đó bước vào phần tranh luận.
Theo Nguyễn Quyết (Người lao động)
Đăng nhận xét