Pháo điện từ do Công ty BAE chế tạo cho tàu khu trục DDG 1000 Hải quân Mỹ
Nguyệt san "Quốc phòng" Mỹ tháng 12 (xuất bản trước) đăng bài viết nhan đề "Lầu Năm Góc tính toán chiến lược ứng phó với một cuộc chạy đua vũ trang tiếp theo".
Bài viết cho rằng, xét tới khoảng cách to lớn về chi tiêu quân sự giữa Lầu Năm Góc và Bộ Quốc phòng các nước khác, rất khó tưởng tượng ưu thế to lớn trên phương diện công nghệ vũ khí của Mỹ sẽ bị suy yếu.
Trên thực tế, theo người phụ trách mua sắm vũ khí Bộ Quốc phòng Mỹ Frank Kendall, ưu thế của Mỹ trước mắt đã trở thành một con dao hai lưỡi, bởi vì loại ưu thế này làm cho Mỹ (và các nhà hoạch định chính sách Mỹ) trở nên rất tự mãn.
Tại một hội nghị, ông Frank Kendall nói: "Khi tôi nói với những người đó ở Quốc hội, tôi rất lo ngại kế hoạch hiện đại hóa (quân sự) của các nước như Trung Quốc, Nga, phản ứng đầu tiên tôi nhận được ít nhiều đều là ngạc nhiên, có thể đồng thời còn có một số hoài nghi".
Frank Kendall đặc biệt lo ngại Trung Quốc, bởi vì, những lĩnh vực vũ khí mà Trung Quốc hạ quyết tâm phát triển rất có thể xóa bỏ ưu thế của Mỹ về công nghệ tác chiến điện tử, công nghệ tàng hình và công nghệ vũ trụ.
Ông nói: "Tốc độ tăng ngân sách của Trung Quốc cơ bản là mỗi năm 12%. Bất kể thế nào đều không thể nhiều như Mỹ, nhưng nếu phát triển theo tốc độ đó, không cần trải qua rất nhiều năm là có thể đuổi kịp Mỹ".
Pháo điện từ do Công ty BAE chế tạo cho tàu khu trục DDG 1000 Hải quân Mỹ
Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Walker đang chủ trì xem xét toàn diện kế hoạch quốc phòng của Mỹ, trong khi đó trọng điểm xem xét chính là Lầu Năm Góc sẽ chi như thế nào ngân sách hiện đại hóa vũ khí 150 - 160 tỷ USD mỗi năm.
Là một nhà phân tích lâu năm và chuyên gia lịch sử công nghệ quân sự, Robert Walker đề nghị, để ứng phó với thách thức công nghệ trước mắt của Quân đội Mỹ, Chính phủ cần quyết đoán đầu tư vốn lớn, như vậy mới có thể nới khoảng cách với các nước khác.
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã triển khai các biện pháp tương tự, các nhà hoạch định chính sách lúc đó suy đoán có thể dùng vũ khí hạt nhân "triệu tiêu" sức chiến đấu thông thường khổng lồ hơn của Tổ chức Hiệp ước Warsaw (Warsaw Treaty Organization). Tuy nhiên, ưu thế của Mỹ không kéo dài quá lâu, bởi vì người Liên Xô rất nhanh đã chế tạo ra vũ khí hạt nhân của họ.
Trào lưu sáng tạo thứ hai diễn ra vào thập niên 70 của thế kỷ trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó Harold Brown và Thứ trưởng William Perry thúc đẩy một chiến lược triệt tiêu mới, lấy công nghệ vi điện tử số hóa và công nghệ thông tin làm cốt lõi để chống lại lực lượng quân sự thông thường.
Chiến lược này đã dẫn tới trào lưu sáng tạo trên các lĩnh vực vũ khí thông minh, bộ cảm biến, ngắm chuẩn và mạng lưới kiểm soát, chính chiến lược triệt tiêu thứ hai đã đưa Mỹ lên ngôi siêu cường không ai địch nổi.
Pháo điện từ do Công ty BAE chế tạo cho tàu khu trục DDG 1000 Hải quân Mỹ
Tuy nhiên, đến nay, công nghệ và vũ khí sát thương từng bị quân đội các nước giàu có phương Tây độc quyền hầu như đã trở thành "vật trong bàn tay" của tất cả các nước.
Cựu quan chức Bộ Quốc phòng, nhà phân tích Robert Martinage thuộc Trung tâm phân tích chiến lược và ngân sách Mỹ cho rằng, chiến lược triệt tiêu thời đại thứ ba chắc chắn phải xuất phát từ hiện thực tài chính trước mắt. Ông cho rằng, nền tảng của bá quyền công nghệ tương lai là một mạng lưới "giám sát và tấn công toàn cầu", điều này sẽ có lợi cho Quân đội Mỹ luôn dẫn trước vài bước so với quân địch.
Robert Martinage đề xuất, cần đưa một loại máy bay không người lái tiên tiến, tàu ngầm không người lái và máy bay ném bom tàng hình để tạo ra một mạng lưới chặt chẽ, bất cứ nước nào khác ngoài Mỹ đều khó mà thực hiện được công trình công nghệ như vậy.
Một yếu tố khác của chiến lược triệt tiêu là phải tìm ra được công nghệ thay thế tương ứng, để cho Quân đội Mỹ không nhất thiết quá lệ thuộc vào các phương tiện mỏng manh như vệ tinh dẫn đường thông tin. Theo Robert Martinage, Quân đội Mỹ còn cần những vũ khí kiểu mới như pháo laser điện từ, loại vũ khí này tương đối rẻ, hơn nữa công dụng rộng rãi.
Theo: Giáo Dục
Đăng nhận xét