Hiện tượng nâng mũi lộ sóng sau một thời gian khá phổ biến trong thẩm mỹ nâng mũi. Đây được coi là một thất bại về kĩ thuật đối với những bác sĩ có tay nghề chưa cao. Vậy làm thế nào để có thể tránh được tình trạng nâng mũi lộ sóng? Và khắc phục ra sao nếu bạn không may rơi vào trường hợp này?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nâng mũi lộ sóng. Trong đó, chủ yếu là do tay nghề của bác sĩ thực hiện không cao và chất liệu thực hiện không đảm bảo. Trong quá trình thực hiện thẩm mỹ, bác sĩ chỉ đặt chất liệu độn làm cao sống mũi mà không xử lý nên sóng mũi thường bị lộ ra khiến khuôn mặt trở nên rất mất tự nhiên.
Bác sĩ không xác định được tình trạng cụ thể mũi của khách hàng, hoặc chủ quan nên đưa chất liệu độn vào mà không xem xét xem với độ dày da của mũi có khả năng bọc chất độn lại hay không. Nên với những trường hợp này, chỉ sau một tháng là mất hoàn toàn hiệu quả của thẩm mỹ.
Chất liệu thực hiện là một yếu tố quan trọng quyết định đến nâng mũi có bị lộ sóng hay không. Thông thường, các bác sĩ thẩm mỹ Việt Nam vì tiết kiệm chi phí cho mình nên chỉ đưa chất liệu nhân tạo vào mũi để tạo dáng và độ cao mà không sử dụng sụn nhân tạo hoặc sụn tự thân để bọc. Nên chỉ cần sau một khoảng thời gian ngắn, sau khi cơ thể xác định được “đối tượng lạ” sẽ lập tức xảy ra quá trình đào thải và không chấp nhận. Vì vậy, sóng mũi nhân tạo dễ dàng bị lộ ra và không còn giá trị thẩm mỹ nữa.
Rất nhiều chị em phụ nữ bị lộ sóng mũi và phải đến cơ sở thẩm mỹ thực hiện lại nhiều lần liên tiếp. Với trường hợp lộ sóng mũi do tay nghề bác sĩ và chất liệu thực hiện thì hoàn toàn có thể nâng mũi lại sau hai đến ba tháng tháo bỏ chất liệu cũ. Còn trường hợp da mũi quá mỏng, cần xin ý kiến của bác sĩ để thực hiện một phương pháp nâng mũi khác phù hợp hơn.
Nguồn: Nâng mũi lộ sóng
Đăng nhận xét